Nhà Thờ Cái Cấm

200 Ấp Cái Cấm, Xã Đông Hưng, Cái Nước, Cà Mau

Nhà Thờ Cái Cấm

200 Ấp Cái Cấm, Xã Đông Hưng, Cái Nước, Cà Mau

Giờ lễ

  • Chúa nhật: 06:30, 16:30
  • Ngày thường: 16:30

Thông tin giáo xứ

  • Giáo phận Cần Thơ
  • Giáo hạt Cà Mau
  • Năm Thành lập 1901
  • Bổn mạng
  • Điện thoại 07803 851 095

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

NGUỒN GỐC:

Họ đạo Cái Cấm được khai sinh vào năm Tân Sửu 1901 do Linh mục Phê-rô Nguyễn Linh Kèn, là một trong 3 Linh mục bổn quốc đầu tiên: Cha Kèn, Cha Thông, Cha Sớm xuất thân từ trường Cù Lao Giêng thuộc địa phận Phnôm Pênh. Sau 47 năm hoạt động, khởi đầu Cha Kèn cùng với ông câu Lê Văn Hạt ở họ Nàng Rền, quy tụ 7 gia đình công giáo từ các họ: Cái Quanh, Mặt Bắc và Cái Hưu (Vĩnh Mỹ) đến lập nghiệp, cùng lúc ấy có giặc Chòm nổi dậy, một số gia đình đã tìm đến đây là nơi hẻo lánh để được sinh sống an toàn.

Thơ rằng :     Họ đạo Cái Cấm thành hình

                              Vào năm Tân Sửu công trình hai ông

                              Cha Kèn chịu chức tiên phong

                              Với ông câu Hạt góp công mà thành.

 VỊ TRÍ:

Họ đạo Cái Cấm tập trung trong 3 ấp: Cái Cấm, Hiệp Hòa, Phong lưu và Trọng Ban, thuộc xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, miền cực nam nước Việt, nằm ở vị trí trung tâm bán đảo Cà Mau, nơi đây là một trong những họ đạo xa xôi của địa phận Cần Thơ, cách thị xã Cà Mau hơn 30 cây số đường thủy và đường bộ gần 50km về hướng Nam.

Thơ rằng :     Ven theo đất mũi Cà Mau

                          Họ đạo Cái Cấm nằm vào trung tâm

                          Ơ miền nam cực Việt Nam

                          Con út địa phận xa xăm vô cùng.

 ĐỊA DANH:

Thoạt nghe hai tiếng Cái Cấm người ta nghĩ ngay đến vùng rừng thiêng nước độc, hoang vu nguy hiểm, chắc đã một thời bị cấm đoán. “Cái” là tên có dòng họ với Cái Nước, Cái Rắn, Cái Trăn, Cái Chồn, Cái Keo, Cái Nai, Cái Chim, Cái Muối…còn “Cấm” mang ý nghĩa qua 3 giai thoại sau đây:

Giai thoại 1:      

Vào một ngày tối trời của mùa hè thượng tuần tháng 6 năm 1901, khi Cha Kèn và đoàn tùy tùng thám hiểm đến ngã ba khu rừng (nhà thờ hiện nay) thấy có áo quần tơi tả trên cây,đó là dấu hiệu cho biết rừng có cọp, beo ăn thịt người. Lập tức đoàn thám hiểm vội vã rút lui, nhưng trưởng đoàn ra lệnh chiếc ghe lườn cập bến, Cha cầm gậy trượng hiên ngang tiến lên, vừa đặt chân lên đất Cha đã nhìn thấy một khoảng đất khô ráo, trống trải độ chừng 10 m. Nhưng trong sâu toàn là đầu lâu, xương sườn, xương tứ chi của khỉ, heo rừng…chưa kịp định thần đã nghe tiếng cà ủm kinh hồn, một con cọp đến vây phủ Cha. Không chút ngần ngại Cha dùng cây trượng thần đấu chưởng với cọp chỉ trong ít phút. Con cọp hét lớn tiếng tháo chạy vô rừng mất dạng. (kể lại Cha Kèn là người khỏe mạnh, tướng tá cao lớn như người Âu Châu, văn võ song toàn. Các đảng tướng cướp thời ấy nghe tới danh Ngài đều phải nể nang kính sợ)

 Giai thoại 2: Việc xảy ra tại Lung Cốc nơi hữu ngạn rạch Cái Cấm. Ngày kia ông Hội Núi (ông nội bà Hai Phương) đi làm lá thình lình lại thấy cọp đang ngồi nhìn ông, ông cứ thản nhiên làm việc, đến giờ ngọ, cọp vào bóng cây ngủ trưa, ông kết gộc cây thành nút chai khổng lồ nhét vào bọng cây nhốt cọp bên trong, thức giấc cọp nhảy lung tung. Ong nạt cọp, cọp nằm im vâng theo, đến giờ thân, trước khi về, ông thả cọp ra, đường ai nấy đi.

 Giai thoại 3: Xảy ra tại vùng Lung Cò Điếu, nơi tả ngạn rạch Cái Cấm. Vào một buổi sáng khi ông Ba Chánh (bác của ông Ut Hơn) đang đi xuồng liền bị 2 con cọp kéo lái xuồng xà quây vào mé bờ, ông la làng inh ỏi, dân làng chạy đến cứu, mới rõ ra tại đây đầu hôm ông đã mạ lị khí khái cọp bằng hai câu ca dao thành ngữ bất hữu như sau:

 Sáng mai ta đi rừng

                                                   Gặp cọp đực nắm đuôi đá đít

                                                   Gặp cọp cái nắm đuôi đá mông.

Bởi cọp thính tai theo dõi nên thi oai cho biết. Do đó ở miền rừng rú, những người lương dân gọi cọp là Thầy hoặc ông Cả chứ không dám  kêu là cọp.

thơ rằng:     Mới nghe qua địa danh Cái Cấm

                                                   Quan khách rằng chắc lắm tai ương

                                                   Mặc dầu chưa được am tường

                                                   Chắc là cọp dữ nhiễu nhương hại người

                                                   Hội ông nhốt cọp tài tình bóng cây

                                                   Ông Ba Chánh bị sa lầy

                                                   Tại vàm cỏ điếu cọp vây la làng.

 ĐỊA LÝ:

Với một vị thế đặc biệt, nhà thờ Cái cấm hiện nay nằm ngay bên ngã ba vàm con sông uốn khúc, theo địa lý Đinh văn khai thì nơi đây là chỗ hàm rồng rất tốt. Nên hậu lai nhân sinh cư ngụ lưỡng biên rạch này  đặng trù phú lắm.

 ẢNH HƯỞNG THIÊN ĐỊA .

 A/ Kinh Thiên

Năm canh tuất 1910 có ngôi sao chổi khổng lồ xuất hiện, theo các nhà thiên văn xác đinh thì gần hai ngàn năm nay, kể từ ngôi sao xuất hiện ở bê lem vào năm thứ nhất tây lịch kỉ nguyên, thì không có ngôi sao nào đi gần trái đất như vậy, đuôi nó giáp cả bầu trời, những đêm không trăng trời vẫn sáng như có trăng vậy.

Và ở vùng Cái Cấm tận cùng cuối Đất Việt vì sợ tận thế nên có 6 gia đình lương dân bên cạnh xin vào đạo, từ 6 gia đình, 61 giáo dân tăng lên gần đến 40 gia đình.

B/ Động Địa   

Năm canh ngọ 1930 một trân bão lớn làm sập nhà thờ, nhà cha sở. Trước đây họ đạo có 3 linh mục thường trú là cha Sư, cha Hòang, và cha Diệp. Sau trận bão đó họ đạo nai lưng có gắng xây dựng lại ngôi nhà thờ, còn nhà xứ thì bất lực. Từ đó đến 50 năm sau, ngôi nhà thờ cũng chỉ là ngôi nhà cây vách đóng song cây đước. Thời gian này linh mục chỉ lui tới làm lễ chứ không ở thường trực như trước nữa. Đến năm 1995 lại xảy ra cơn bão Linda ( bão số 5) ngôi nhà thờ tan hoang sau một đêm. Đến năm 1999 được phép Đức Giám Mục cha Vinh sơn Trần Văn Thục xây dựng nên ngôi nhà thờ khang trang như ngày hôm nay.

 VII/. GIÁO DÂN VÀ GIÁO SĨ GIÚP HỌ ĐẠO.

  1. GIÁO SĨ :

Danh sách các linh mục đã coi sóc họăc quản nhiệm họ đạo từ năm 1901 đến nay.

1/.        Phêrô Nguyễn linh Kèn                   1901 – 1904

2/.        Clêmentê  Lê Phước Thông            1904 – 1907

3/.         Larrabure                                           1907 – 1911

4/.        Phanxicô  Hùynh công Triệu           1917 – 1926

5/.        GB  Hồ Hiền Sư                                1926 – 1928

6/.        Phanxicô Trương Bửu Diệp             1928 – 1929

7/.        Phaolô Hùynh tấn Hoàng                 1929 – 1934

8/.        Qruim Brot                                          1931 – 1935

9/.        GB   Phạm Bia Vàng                        1935 – 1936

10/.     Giuse Trần Công Nhàn                    1936 – 1938

11/.     Phanxicô Nguyễn Linh Việt              1938 – 1945

12/.     Batôlômêô Trần Quang Nghiêm    1947 – 1951

13/.     Phêrô   Võ Thành Trinh                     1951 – 1952

14/.     Luy  Nguyễn Hữu Lễ                         1952 – 1954

15/.     Giuse  Mai Linh Ngùy                        1954 – 1957

16/.     Giuse  Nguyễn Văn Đầy                   1957 – 1967

17/.     Tađêô  Lý Thành Truyền                  1967 – 1972

18/.     Tôma Nguyễn Công Hiển                1975 –  1979

19/.     Giuse Nguyễn Văn Nam                  1977 – 1978

20/.     Phanxicô Hùynh Văn Sơn               1979

21/.     Phaolô Nguyễn Văn Vinh                 1986 – 1988

22/.     Đaminh Nguyễn Đức Mười             1986 – 1999

23/.    Cha Phó Matthêu Võ Minh Châu     1994 – 1999

24/.     Vinh Sơn Trần Văn Thục                  1999 – 2009

25/.     GB Phạm Văn Tụ                               2009

26/.    Cha Phó  Phaolô Trần Minh Tân      2009 – 6/ 2010

B /. BAN QƯỚI CHỨC

Qua các thời kỳ dã giúp đỡ các Linh mục rất nhiều, nhưng chỉ xin tóm lược các đại diện tiêu biểu.

1/. Ông Câu Hạt và ông biện sở Hồ Văn Lân

2/. Ông Câu Nhất Nguyễn Văn Văn và ông giáp Nguyễn văn Khoa

3/. Ông Câu nhì lê Văn Chánh, Ông biện sở Nguyễn Tài Năng, ông biện Việc Nguyễn Văn Nghĩa

4/. Ông CTHĐGX Trần Văn Nguyên và ông Nguyễn Văn Cảnh

5/. Ông CTHĐGX Nguyễn Văn Trung

6/. Ông CTHĐGX Hồ Văn Đê

7/. Ông CTHĐGX Nguyễn Thành Chín

8/. Ông CTHĐGX Trần Minh Tuấn

 VIII/. TỔNG KẾT

HỌ ĐẠO CÁI CẤM THÀNH LẬP ĐƯỢC 110 NĂM DO CHA PHÊRÔ NGUYỄN LINH KÈN VÀ ÔNG CÂU HẠT: HƠN MỘT THẾ KỶ CÓ 26 LINH MỤC ĐẾN COI SÓC HỌ ĐẠO.

Số giáo dân từ 6 gia đình, đến 40 gia đình, đến nay 400 gia đình, Gồm 1.554 người. Trong họ đạo gồm các đòan thể: gia trưởng , hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi, hội lêgiô Maria, Nhóm cầu nguyện …

Kinh tế chính sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản .

Hiện nay họ đạo đã có 1 linh mục, 1 đại chủng sinh, 3 nữ tu.

Đây là hoa quả của họ đạo xin dâng lên Thiên Chúa.

110 năm trôi qua, họ đạo có như ngày hôm nay là biết bao công sức của quý Đức Cha, Quý cha đã từng phục vụ, nhất là ông bà anh chị em giáo dân, gìn giữ và vun trồng hạt giống đức tin và tồn tại đến ngày hôm nay.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Cái Cấm

Ngày thường: 16:30
Chúa nhật: 06:30 – 16:30

Theo http://gpcantho.com

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong