Nhà Thờ Cổ Liêu

Cổ Liêu, Quang Lãng, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Nhà Thờ Cổ Liêu

Cổ Liêu, Quang Lãng, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Giờ lễ

  • Chúa nhật: 18:00
  • Ngày thường: 18:30 (Thứ tư)

Thông tin giáo xứ

  • Giáo phận Hà Nội
  • Giáo hạt Phú Xuyên
  • Năm thành lập 18/11/2021
  • Bỗn mạng Thánh Giu-se Công nhân (01/5)
  • Email giaoxucolieu@gmail.com

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

Giờ lễ Nhà Thờ Cổ Liêu, Cổ Liêu, Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội, Giáo hạt Phú Xuyên, Giáo phận Hà Nội.

Giáo xứ Cổ Liêu được thành lập từ giáo họ Cổ Liêu trực thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên, giáo hạt Phú Xuyên. Giáo xứ tọa lạc trên địa bàn xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Giáo xứ Cổ Liêu, một mảnh đất nhỏ bé đã đón nhận Đức tin từ 300 năm trước. Trong đó, dấu ấn di sản đức tin mà các bậc tiền nhân đã để lại phải kể đến đó là ngôi nhà thờ đã 106 tuổi (khánh thành ngày 13/6/1916) và ngôi nhà phòng trăm tuổi (Nhà Đức Cha Phêrô Maria Đông) vẫn giữ nguyên được nét đẹp thánh thiện. Quần thể kiến trúc ấy không thể giữ được như ngày nay nếu song song với thời gian không có sự hiện diện của một cộng đoàn có đời sống Đức tin đầy năng động và kiên vững của con dân giáo xứ Cổ Liêu.

Lược sử hình thành giáo xứ Cổ Liêu

Giáo xứ Cổ Liêu, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45 km về phía Đông Nam, có hình thước thợ, với Xóm Trại vươn ra ngoài.

Theo các bậc tiền nhân kể lại, vào khoảng thế kỉ XVII, cách đây hơn 300 năm, tại làng Khéo, xã Mai Duyên, huyện Thanh Cẩm, tỉnh Hưng Yên, ngày nay là giáo xứ Cổ Liêu, làng Sảo Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Một làng quê nghèo sống tại ven bờ sông Hồng và chưa có ai theo đạo Chúa. Khi ấy, các đấng thừa sai và Đức cha Pierre Lambert de la Motte đặt chân lên dải đất ven sông Hồng tại làng Khéo. Nhờ sự quan phòng, che chở của Thiên Chúa, sự nhiệt thành dấn thân truyền giáo của các vị thừa sai mà con dân làng Khéo được nhận biết và tin vào Chúa, trở nên con cái Thiên Chúa và ngày thêm đông số.

Các bậc tiền nhân của giáo họ Cổ Liêu đã được đón nhận Đức Tin vào giữa thời kì bách hại Đạo Chúa của triều Nguyễn. Những cuộc truy tìm các vị Thừa sai, Giám mục, Linh mục và giáo dân, đã khiến Giáo hội Việt Nam phải sống trong cảnh âm thầm, lặng lẽ với đầy cam go và thử thách.

Thời khai sinh, Giáo họ có 2 phần theo đạo Chúa và 1 phần là lương dân. Khoảng năm 1842, Đức cha Pierre André Retord Liêu, M.E.P đi kinh lược về thăm nhà tràng Hoàng Nguyên, thuyền các ngài đậu tại bờ Sông Hồng trên mảnh đất làng Khéo và được đông đảo các giáo hữu làng Khéo tiếp đón. Dân làng hết lòng thảo hiếu, kính mến ngài, vì thế, ngài nhận Giáo họ làm con riêng và lấy tên mình mà đặt cho Giáo họ, rồi truyền lại cho các Đức Cha người Pháp.

Năm 1895, một dấu mốc lịch sử quan trọng, Đức Cha đứng ra tậu 12 mẫu 6 sào đất quanh điền thôn Bái Đô để chuyển những tín hữu tại làng Khéo vào và thành lập giáo họ Cổ Liêu mới với 51 hộ, 184 giáo dân; xáp nhập và trực thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên; nhận lễ Thánh Giuse Công nhân 01/5 làm quan thầy.

Năm 1897, nhà thờ cũ ở bãi đê Sông Hồng đã được chuyển vào làng mới và đặt tại giữa làng, nhìn thẳng vào đường phía Nam làng. Sau khi chuyển làng xong, dân họ họp nhau tính làm lại nhà thờ gỗ khang trang to đẹp hơn và đã sắm 10 viên đá chân cột rất to để chuẩn bị làm nhà thờ mới. Thầy đốc tràng Hoàng Nguyên – Giuse Đinh Văn Thiện – người con của giáo họ Cổ Liêu, được Đức cha Phêrô Maria Đông cho sang Pháp học kiến trúc kiểu Tây – Âu. Khi học về, người bàn với dân họ nên làm nhà thờ kiểu Gothique, chuyển hướng nhà thờ về phía Bắc làng, nhìn ra đường lộ 428, để tiện các đấng thừa sai đi kinh lý.

Năm 1902 – 1905, hai lần vỡ đê Sông Hồng, Cổ Liêu ngập trong biển nước, ruộng đồng trở thành đồng trắng nước trong, đất canh tác thì nên đất cát vỏ hầu. Nhưng với ơn Chúa, sự giúp đỡ của các Đấng bề trên và lòng quyết tâm của cộng đoàn tín hữu, mùa xuân năm 1907, Giáo họ đã dỡ nhà thờ cũ giữa làng và chuyển các gia đình phía Bắc làng xuống đất nhà thờ cũ để xây dựng nhà thờ mới.

Năm 1930, Đức cha Đông về thăm giáo họ Cổ Liêu và ban phép lành cho giáo dân.

Làng Cổ Liêu có truyền thống sống nề nếp, lễ nghĩa gia phong, kỉ cương phép nước, lệ làng rất nghiêm và khuôn mẫu. Dân làng sống chủ yếu bằng nông nghiệp, sản xuất canh tác theo tập quan mùa vụ nên năng xuất cây trồng chưa cao. Với dòng lịch sử, làng Cổ Liêu phát triển trở nên đất chật người đông.

Trước năm 1954, một đợt di dân vào miền Nam. Sau biến cố 30/4/1975, số người vào miền Nam lập nghiệp cũng lên đến vài trăm người.

Trên mảnh đất thân thương này, khi xưa, bề trên giáo phận cũng đã cho xây dựng một ngôi đền để kính thánh Giuse – người ta vẫn quen gọi là Đền Thánh Giuse Nhà Tràng. Nơi đây hàng năm vẫn thu hút hàng ngàn người hành hương, không kể lương giáo, chạy đến xin thánh Giuse cứu giúp.

Những hoa trái tốt lành, thánh thiện mà hạt giống Đức Tin các bậc tiền nhân đã để lại, được kể đến như: 19 linh mục được sinh ra ngay tại quê hương Cổ Liêu, đã và đang phục vụ trong và ngoài Tổng Giáo phận, 19 nam nữ Tu sĩ, Chủng sinh; 1 Giám mục và 4 Linh mục có nguyên quán tại Cổ Liêu.

Thấy được sự phát triển và trưởng thành trong đời sống đức tin nơi mảnh đất Cổ Liêu này, ngày 18 tháng 11 năm 2021, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đã quyết định nâng giáo họ Cổ Liêu lên thành giáo xứ. Đồng thời tách 2 giáo họ Đạo Nguyên và Khai Thái đang trực thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên về trực thuộc tân giáo xứ Cổ Liêu. Giáo xứ Cổ Liêu và 2 giáo họ trực thuộc có tổng nhân danh là 1436. Giáo xứ nhận thánh Giuse Công Nhân làm quan thầy và mừng lễ vào ngày 01 tháng 5 hằng năm.

Cho đến nay, giáo xứ Cổ Liêu được biết đến với ngôi thánh đường đã 106 tuổi, khánh thành vào ngày 13 tháng 06 năm 1916. Nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc Gothique có tháp đôi, với những đường nét tinh xảo, những gọng vó uốn cong lên bầu trời được cấu trúc thành 3 vòm, vòm chính gian giữa cao 12m, 2 vòm cạnh cao 8m. Nhà thờ dài 31m, rộng 10,5m với tổng diện tích 325m2. Hai tháp chuông cao 18m treo 3 quả chuông được đúc bên Pháp.

Bên cạnh đó, phải kể đến ngôi nhà mục vụ trăm tuổi – Nhà Đức Cha Phêrô Maria Đông. Đầu mùa hè năm 1921, Đức cha Phêrô Maria Đông đã về giáo họ Cổ Liêu và khánh thành ngôi nhà chung, Ngài ở lại Cổ Liêu cho đến cuối năm 1923, thì trở về Nhà Chung nên mọi người quen gọi là nhà Đức Cha Đông.

GIÁO HỌ TRỰC THUỘC:

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Nhà thờ cùng khu vực

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong