Nhà Thờ Tân Độ

Tân Độ, Hồng Minh, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Nhà Thờ Tân Độ

Tân Độ, Hồng Minh, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Giờ lễ

  • Chúa nhật: 07:30, 17:30
  • Ngày thường: Theo thông báo hằng tuần của Giáo Xứ

Thông tin giáo xứ

  • Giáo phận Hà Nội
  • Giáo hạt Phú Xuyên
  • Năm thành lập
  • Quan thầy Đức Ma-ri-a hồn xác lên trời (15/8)

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Độ, Tân Độ, Hồng Minh, Phú Xuyên, Hà Nội, Giáo hạt Phú Xuyên, Giáo phận Hà Nội.

GIÁO HỌ TRỰC THUỘC:

Lịch sử hình thành Giáo xứ

Cùng với sự hình thành các làng mạc trong vùng đồng bằng bắc bộ, Làng Tân Độ (hay còn gọi là “Kẻ Nhầu”) được hình thành như một lẽ tất yếu của một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Làng Tân Độ được hình thành trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi (xưa kia là bãi bồi) cạnh ngã ba của nhánh con sông Nhuệ, chảy ngoằn nghèo như một con rắn qua các làng quê trong vùng. Ban đầu Làng Tân Độ chỉ có một số nhóm các gia đình làm nghề chài lưới, đánh bắt cá trên sông ngày ngày cắm thuyền lên sống và nghỉ ngơi tại bãi đất. Sau này dần dần hình hành một làng với nghề nông nghiệp là chính.

Làng Tân Độ nằm ở một vị trí đắc địa trong vùng, trên bến dưới thuyền. Tổng diện tích khoảng 40ha bao gồm phần đất dân cư sinh sống và đất nông nghiệp trồng lúa. phía Bắc giáp thôn Phù Bật, phía Đông giáp xóm Cầu thôn Hòa Mỹ, phía Tây giáp thôn Trình Viên, phía Nam giáp thôn Tri Chỉ. Với lợi thế ven sông trên bến dưới thuyền, ngoài nghề nông nghiệp trồng lúa nước, dân Tân Độ còn có nghề đi thuyền và buôn bán khắp vùng, vì vậy, mới hình thành nên từ Kẻ chợ (tức dân buôn bán), minh chứng cho việc buôn bán phát triển là ngay giữa làng Tân Độ đã hình thành nên một cái chợ người ta gọi là “Chợ Nhầu”, ban đầu, Chợ Nhầu họp theo phiên để dân trong vùng kéo đến mua bán, trao đổi hàng hóa tấp nập trên một bến sông. Sau này, trong vùng hình thành nên một cái chợ lớn hơn đó là “Chợ Bóng” thì Chợ Nhầu vắng dần và ngày nay Chợ Nhầu chỉ còn được họp vào ngày 02 tết âm lịch( họp ngay đúng vị trí của nó ngày xưa) tượng trưng cho sự mở đầu một năm làm ăn may mắn, phát tài, chính vì vậy, từ sáng sớm mùng 2 tết, dân trong vùng đã đổ về Chợ Nhầu người mua, kẻ bán nhộn nhịp mong tìm được vận may cho cả năm.

Ngay từ những ngày đầu lập làng Tân Độ, con dân Tân Độ đã được đón nhận tin mừng của Chúa. Từ năm 1700, làng Tân Độ đã đón nhận tin mừng và trở thành họ đạo rồi phát triển thành Giáo xứ Tân Độ. Ơn Chúa ban cách đặc biệt, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất của Giáo hội Việt Nam thì giáo xứ Tân Độ vẫn nhận được sự quan tâm của bề trên giáo hội. Minh chứng là kể từ khi hình thành giáo xứ Tân Độ, các cha xứ luôn được điều đến coi sóc giáo dân để vun đắp đời sống đức tin cho tín hữu, dù còn nghèo, đời sống khó khăn nhưng với lòng yên mến Thiên Chúa, các bậc tiền nhân trong làng đã xây dựng được Nhà thờ giáo xứ Tân Độ khang trang, to, đẹp nhất vùng. Với truyền thống nề nếp, yêu mến Thiên Chúa, giáo dân trong giáo xứ rất ngoan đạo, chịu khó đi thờ, đi lễ, có lòng mến Chúa. Trong giai đoạn khó khăn, thiếu linh mục, giáo xứ không có Cha xứ, bà con giáo dân thường xuyên đi bộ, vượt qua hàng chục km để đi lễ tại nhà thờ Chuôn, Sơn Miêng, Kẻ Vác, Từ Châu …Ơn Chúa thương và cũng vì thấy giáo dân ngoan đạo, giáo xứ nằm trong vùng quê yên bình và thuần nông nên đã có thời gian cố đức Hồng Y Phao-lô Phạm Đình Tụng chọn Giáo xứ làm nơi nghỉ ngơi dưỡng bệnh, đây là đặc ân, một vinh dự lớn của giáo dân Tân Độ.

Trải qua thời gian dài, các linh mục được giao coi sóc Giáo xứ Tân Độ kể từ năm 1822 đến nay gồm: Cha Phêrô Thi, Cha Phê-rô Tuyên, Cố Gio-an Tân (Paton-người Pháp), Cha Phêrô Loan (sau về xứ Từ Châu), Cha Maxime Viber (Cố Khanh-Pháp), Cha Phêrô Nhân (sau về xứ Vũ Điệu), Cha Giu-se Bính, Cha Gio-an Bao-ti-xi-ta Tỉnh (sau về Kẻ Chuông), Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Bằng (sau di cư vào Nam), Cha Phê-rô Kỷ – chính xứ La Phù, Cha Phê-rô Nguyễn Hữu Độ (người bản hương), Cha Phao-lô Nguyễn Ngọc Chỉnh – chính xứ Hoàng Nguyên, Cha Giu-se Đích Nguyễn Ngọc Oánh- chính xứ Hà Thao, Cha Giu-se Nguyễn Văn Tuyền – Xứ Lường Xá, Cha quản xứ: Lu-ca Vũ Công Liêm – chính xứ Lường Xá, Cha phó xứ thường trực Giu-se Ngụy Thành Khương, Cha phó xứ thường trực Giu-se Nguyễn Văn Ngọc, Cha giám quản Giu-se Phạm Đức Văn, và hiện nay (năm 2019) là cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Soái.

Các hội đoàn: Hội Ông Thánh Gio-an Kim; Hội Bà Thánh An-na; Hội Thánh Giu-seHội Mân Côi; Hội Tông ĐồHội Thiếu Nhi Thánh Thể; Ca Đoàn; Hội các chị tu hội đời Thánh Tâm Chúa Giê-su; Hội Dòng Ba Phan-Sinh tại thế HDB Gio-an Tân ĐộHội Giới Trẻ Phan – Sinh;

Hiện nay trong giáo xứ có sự hiện diện của các Sơ Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh-Sơn đến ở, sinh hoạt và giúp đỡ Giáo xứ trong đời sống đức tin.

* Lịch sử xây dựng nhà thờ

Từ năm 1900, giáo xứ Tân Độ khi đó đã có đông đảo giáo dân, nhưng ngôi nhà thờ lại không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Vì vậy, dưới dự chăn dắt của cố Maxime Viber (Cố Khanh), quan viên, bô lão, chức sắc trong giáo xứ bàn nhau dự tính xây nhà thờ mới kiểu Tây cho rộng rãi để thờ phượng Thiên Chúa cho tôn nghiêm, sốt sáng.

Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng nhà thờ làm các cụ trong làng băn khoăn là kinh phí xây dựng Nhà thờ lấy ở đâu. Mặc dù đời sống giáo dân trong giáo xứ đã khấm khá nhưng dân số còn ít (chỉ khoảng 140 gia đình với khoảng 360 nhân danh), tiền của dư giả không nhiều trong khi việc xây dựng cả một ngôi Nhà thờ to lớn là một việc hết sức hệ trọng và khó khăn. Nhưng với lòng mến Chúa và quyết tâm thực hiện, dân làng đã nghĩ ra nhiều cách để có kinh phí xây dựng nhà thờ, chẳng hạn như khi các gia đình có việc lớn như dựng vợ, gả chồng cho con cái hoặc nhà có đám tang hay việc hệ trọng khác, thay vì tổ chức mời hai họ, dân làng ăn uống linh đình thì nay các gia đình đó phải đóng tiền theo khoán lệ làm quỹ xây nhà thờ. Ngoài khoản thu từ các nguồn trên, dân làng còn có các khoản thu khác như quyên góp các hội bảo trợ, như hội Tư văn, hội Hương ẩm, hội Nhân Đinh ít nhiều tùy ý dâng cúng, thu tiền trên đầu các mẫu ruộng….

Tích tiểu thành đại, dần dần dân làng cũng có một khoản tiền lớn tuy chưa đủ nhưng giúp cha ông ta có thể bắt đầu xây dựng nhà thờ. Đến năm 1918, sau thời gian tích góp tiền, của, dân làng thu được số tiền khá lớn gửi Cố Khanh giữ, khi Cố về Pháp (để thực hiện nghĩa vụ đi lính) thì bàn giao số tiền cho Cha Nhân giữ. Về coi xứ được một năm, Cha Nhân thấy dân làng có quỹ lớn, sau khi viết thư sang Pháp xin ý kiến Cố Khanh về việc xây nhà thờ và được Cố Khanh đồng ý thì các cụ, dân làng đề nghị Cha Nhân trình với Cha Phượng ở Kẻ Trừ là Cha chính xứ xin phép Đức Cha Thịnh cho phép họ Tân Độ xây nhà thờ và sửa soạn mua gạch, gỗ lim để sẵn.

Ngày 8/9/1918, Đức Cha gửi thư về cho Cha Nhân, phê chuẩn cho phép họ Tân Độ xây nhà thờ và mong thời gian ngắn Đức Cha được về làm phép Khánh Thành nhà thờ, ngài cũng vui mừng chúc lành và cho phép rỡ nhà thờ cũ và dọn lên trường học hát làm nhà thờ tạm. Sau khi được Đức Cha đồng ý cho xây nhà thờ, dân làng sung sướng, các cụ triệu tập Đại hội thảo 10 điều khoán lệ, toàn dân tiến cử 2 cụ Chánh Phó Quản Đốc tài vật sự vụ là Cụ Phó Trương Vũ Văn Hân làm Chánh quản đốc, cụ Hào Bùi văn Phòng làm phó Quản đốc. Chia các họ làm 4 giáp đạo gồm Đông, Tây, Nam và Bắc, 4 giáp này cứ 1 người lềnh phu phen lao động tạp dịch, và đề cử mỗi giáp một cụ phụ tá với 2 cụ quản đốc, Giáp Đông Cụ trùm Thiên, Giáp Tây cụ Bá Đê, Giáp Nam cụ Phó Kiệu, Giáp Bắc cụ Nhiêu Chi.

Về phần kiến trúc nhà thờ thì được Cha Nhân cho mời cụ Đốc Thân (quê ở xứ Hà Hồi) là kỹ sư xây dựng nhà thờ trong Giáo phận giúp đỡ phần thiết kế nhà thờ. Năm 1918, Cố già Khanh làm lễ khởi công xây dựng Nhà thờ, đến cuối năm 1919 (năm Khải Định thứ 4), đã xây xong móng và chân tháp thờ, đến năm 1925 (năm Khải Định thứ 10), móng nhà thờ và chân tháp đã làm xong được 5 năm mà vẫn an toàn không thấy nứt nẻ hay hư hỏng gì. Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, bằng phẳng gần đường giao thông và gần với nhánh của con sông Nhuệ hiền hòa chảy quanh năm mang lại nước và phù sa cho nhân dân trong vùng. Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ hoàn thành năm 1935, Nhà thờ là công trình kiến trúc mang tính triết chung của một Nhà thờ Công giáo vùng bắc bộ với các nét đặc trưng bởi sự hòa trộn các phong cách kiến trúc nhà thờ Phương Tây, kết hợp với một số hoạt tiết mang tính dân tộc Việt thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa Đông – Tây nhưng nhờ sự khéo léo của kiến trúc sư, các nét kiến trúc vẫn dung hòa và tạo nên được một tổng thể kiến trúc hài hòa, nguy nga nhưng nhẹ nhàng, thanh lịch, có giá trị thẩm mỹ cao.

Mặt bằng nhà thờ được cấu trúc theo kiểu Basilica được chia thành 3 phần: Tiền sảnh rộng rãi, tiếp đó là khu vực dành cho giáo dân và kết thúc bởi Cung thánh. Mặt chính nhà thờ có bố cục đối xứng với hai tháp chuông có hình trụ nhô cao, phần giữa nổi bật với một lối vào hình cuốn vòm đột khởi lên trên, phần bên trong Nhà thờ được trang trí khá cầu kì với những cột mô phỏng thức Corinth đỡ một Fronton theo kiến trúc Phục Hưng, phía trên là những cửa sổ mô phỏng Gothique. Hai tháp chuông nhô cao với phần dưới có tiết diện hình vuông, phía trên thu lại, tứ phía tháp gồm cửa cuốn vòm được đỡ bởi các cột Corinth. Phía giữa hai tháp lớn là một tháp nhỏ có cuốn vòm trên có Thánh giá và ở giữa có tượng Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời (quan thầy của Giáo xứ Tân Độ). Bên trong và ngoài Nhà thờ được trang chí rất là công phu, có nhiều gờ chỉ, các cột gothir chạm hoa rất tinh vi, trên Cung thánh đặt nhà tòa trên tòa dưới và trung tâm là tòa đặt tượng Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời (quan thầy giáo xứ) đặt ở giữa. Trước mặt nhà thờ là khuôn viên vườn hoa và Giếng nước tạo nên một cảnh quan hài hòa, đẹp đẽ.

Đây là ngôi nhà thờ thứ tư của giáo xứ: nhà thờ thứ nhất được làm bằng tre, bương, nứa và mái được lợp bằng lá gồi. Nhà thờ thứ hai khang trang hơn, được làm bằng gỗ soan và lợp ngói. Nhà thờ thứ ba được làm bằng gỗ lim, giổi, sơn son thiếp vàng rất đẹp và bền vững, bây giờ vẫn còn một số gỗ bàn thờ và các chi tiết hoa văn của nhà thờ này được giữ lại làm kỷ niệm.

Nói đến hai tháp của nhà thờ, chúng ta không thể không nói tới hai qủa chuông tây. Một quả được Đức cha Thịnh làm phép năm 1935 và một quả\ được làm phép năm 1942. Quả chuông to được đúc năm 1926. Quả chuông nhỏ đúc năm1936. Chúng có tiếng kêu khác nhau, khi cùng hoà lên chúng tạo nên một âm điệu thật rộn ràng như thúc giục mọi người cùng đến với Chúa.  Người Tân Độ không ai là không cảm thấy thân thương, nao nao tình quê hương mỗi khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên. Có lẽ không có một nhà thờ nào có được tiếng chuông giống như vậy. Một tiếng chuông rất vang, rất rõ ràng, rất sang trọng…Ngoài ra, nhà thờ còn có một quả chuông đặc biệt nữa. Đó là quả chuông ta (chuông chùa), hiện tại nó đang được treo ở trên gác cổng nhà xứ. Quả chuông này có niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1709) thời  Vua Lê Dụ Tông do các cụ mua về từ khi mới bắt đầu có đạo, để dùng hiệu lệnh cho các giờ kinh lễ. Đến năm 1935 khi có chuông tây rồi, thì quả chuông này dùng vào việc báo hiệu khi có người qua đời (vì thế nó còn được gọi là “chuông người chêt”). Khi chuẩn bị làm nghi thức nhập quan thì người nhà của người chết vào gõ một hồi chín tiếng để báo hiệu cho dân làng biết. Khi nghe thấy tiếng chuông này thì mọi người trong làng sẽ đến nhà người chết để tham dự nghi thức nhập quan. Một tiếng chuông rất đặc trưng, không thể lẫn vào đâu được – “tiếng chuông người chết”.

Theo các cụ truyền lại, nếu họ đạo nào có quả chuông ta, là họ đạo đó có đạo lâu đời.

Một chi tiết rất đáng chú ý là ngay từ ban đầu bên trong nhà thờ đã có hai tượng thánh tử đạo Việt Nam là tượng Ông thánh Micae Lý Mỹ và Bà thánh Irênê Đê (Nguyễn Thị Thành). Điều chú ý ở đây là vào thời gian đó (1935) hầu hết các Thánh tử đạo Việt Nam mới chỉ được phong Chân phúc (á Thánh). Ông thánh Micae Lý Mỹ và Bà thánh Irênê Đê lúc đó cũng là những chân phúc. Điều này cho ta thấy lòng sùng kính các thánh tử đạo của giáo dân Tân Độ. Lòng sùng kính này ta còn thấy rõ hơn ở sự kiện là vào năm 1840 chính phường bát âm giáo xứ Tân Độ đã được vinh dự xuống họ Chuôn Trung đón rước cha thánh Luca Vũ Bá Loan trong nghi lễ an táng.

Ngoài ra, vào năm 2002 giáo xứ đã nâng cấp bàn thờ và toà giảng bằng đá granit đỏ rất quý và ngày 11 tháng 08 năm 2003, Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám Mục Hà Nội đã long trọng cung hiến bàn thờ và nhà thờ này.

Tuy nhiên sau gần 100 năm xây dựng, với thời gian, phần lớp áo của Nhà thờ đã bong tróc. Công việc trùng tu được lên kế hoạch từ ngày 19/3/2015 và chính thức bắt tay vào việc ngày 17/11 cùng năm. Sau 2 năm 8 tháng 2 ngày, công việc đại trùng tu đã hoàn tất với tổng kinh phí 7 tỷ 30 triệu đồng, chưa kể phần âm thanh và ánh sáng mới lắp đặt xong. Ngoài 11 nghìn công thợ thi công, bà con trong Giáo xứ đã trực tiếp góp sức 5 nghìn 200 công, không kể các ông trong Ban trùm và Ban kiến thiết miệt mài trong suốt thời gian thi công.

Ngày 15/8/2018, lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời, quan thầy Giáo xứ, Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn đã về chủ sự Thánh Lễ và mừng Kỷ niệm 100 năm ngôi Thánh đường được xây dựng.

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Nhà thờ cùng khu vực

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong