Nhà Thờ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh)

Thôn Vĩnh Trị, Xã Yên Trị, Huyện Ý Yên, Nam Định

Nhà Thờ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh)

Thôn Vĩnh Trị, Xã Yên Trị, Huyện Ý Yên, Nam Định

Giờ lễ

  • Chúa nhật: 07:45, 16:30
  • Thứ bảy: 19:30 (Chúa nhật)
  • Ngày thường: Thứ 2, 3, 4, 5, 7: 4h30; Chiều thứ 5: 18:30 (TN); T6: 19:30

Thông tin giáo xứ

  • Giáo phận Hà Nội
  • Giáo hạt Nam Định
  • Loan báo tin mừng Từ năm 1705
  • Nhà thờ xây dựng năm 1877 – 1896
  • Bỗn mạng Đức Mẹ Mân Côi (6/10)
  • Email bttgiaoxuvinhtri@gmail.com

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh), Vĩnh Trị, Yên Trị, Ý Yên, Nam Định, Giáo hạt Nam Định, Giáo phận Hà Nội.

GIÁO HỌ TRỰC THUỘC:

Nhà thờ Vĩnh Trị là nhà thờ của giáo xứ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh), tọa lạc tại xã Yên Trị, Ý Yên, Nam Định. Giáo xứ Vĩnh Trị là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất ở miền Bắc, đã kỷ niệm 300 năm thành lập vào năm 2005. Vĩnh Trị từng là trụ sở của Địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1765 tới năm 1858, khi bị tàn phá dưới thời vua Tự Đức.

Riêng Nhà thờ được xây năm 1895. Nhà thờ dài 40m, rộng 10m, được xây theo kiến trúc Việt Nam. Lòng nhà thờ có 52 cột lim, chu vi mỗi cột 1m rưỡi.

Lược sử Giáo xứ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh)

Hạt giống Tin Mừng được loan báo trên mảnh đất Vĩnh Trị từ năm 1705, đời vua Vĩnh Thịnh nhà Lê. Chỉ năm mươi năm sau, Vĩnh Trị đã mau chóng trở thành một làng toàn tòng Công giáo, lời kinh nguyện cầu vang lên sớm hôm trên khắp xóm làng, hạt giống Đức Tin kiên trung trổ sinh hoa trái thánh thiện.

Năm 1765, vào đời vua Cảnh Hưng, Đức Cha Bertrando Reydellet, sau khi kế vị Đức Cha cố Louis Neez một năm thì dời Nhà Chung, trường La Tinh, từ họ Tiêu Viên xứ Đồng Chuối (nay là xứ Tiêu Động Thượng), thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam về Vĩnh Trị. Vĩnh Trị trở thành thủ phủ, nơi đặt Tòa Giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài.

Tòa Giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài từ khi đặt ở Vĩnh Trị đến khi bị phá năm 1858 (đời vua Tự Đức) tồn tại được 93 năm. Đã có năm đời Giám mục của địa phận cư ngụ tại Tòa Giám mục ở Vĩnh Trị này. Trong đó chỉ thời Đức Cha thứ 3 là Jacques Benjamin Longer- Gia, sự cấm đạo đỡ gắt gao. Đức Cha được yên bề mở mang phát triển. Còn hầu hết các Đức Cha đều gặp phải những bước gian nan khốn khó. Ngay từ Đức Cha đầu tiên là người lập Nhà Chung, nhà tràng, chưa được bao lâu đã phải chạy trường. Vì cuối đời vua Cảnh Hưng, quyền lực rơi vào tay Chúa Đàng Ngoài là Tĩnh Đô Vương, một ông Chúa ghét đạo. Tĩnh Đô Vương tàn sát đạo với nhiều hình thức, triệt phá nhà thờ, phát lưu, phân tán các làng có đạo, thích vào má bổn đạo 3 chữ: Hoa Lang Đạo. Đặc biệt là đời Đức Cha Du và Đức Cha Liêu gặp phải giai đoạn gắt gao đẫm máu nhất. Cả hai Đức Cha đều gặp phải sự truy lùng, vây bắt không khác gì giặc ngụy. Quan thượng tỉnh Nam Định và Hà Nội có lần đem tới 1000 quân lùng bắt.

Thời kỳ ngặt nghèo, quan quân thường bất chợt vây ráp. Đức Cha và các Đấng được giáo dân rước về ở ẩn, có những lần ráo riết, giáo dân phải che giấu dưới hầm hay vách kép trong nhà (dẫu biết rằng việc ấy chịu tội chết).

Vĩnh Trị trở nên thành lũy tin cậy, bảo vệ các Đấng và Nhà Chung. Các quan thượng, quan án và Bố chính tỉnh Nam Định gọi Vĩnh Trị là Đại Đô Nhà Đạo.

Tháng 04 năm 1858, cũng như nhà tràng Kẻ Non và nhà tràng Hoàng Nguyên, trong 15 ngày, nhà tràng, Nhà Chung Vĩnh Trị phải phá bình địa. Già trẻ, gái trai bị giải đi đến các vùng dân ngoại, kẻ Nam người Bắc không được hợp tụ với nhau, nhà cửa, ruộng vườn bị tịch thu xung công, cho dân lương đến ở. Xã hiệu Vĩnh Trị bị xóa đi hẳn trong sổ bạ Vương Quốc. Trong đau thương cùng cực, nhưng người Vĩnh Trị vẫn một niềm tin vào sự quan phòng và tình yêu của Thiên Chúa luôn đồng hành, chở che họ.

Năm 1862, vua ra chiếu chỉ tha đạo. Năm 1867, Đức Cha Josept Simon Theurel- Chiêu cử cụ Sáu (cha Trần Lục chính xứ Phát Diệm) vào Kinh đô Huế xin triều đình phục hồi xứ hiệu Vĩnh Trị, cho dân được trở về quê quán sinh sống và xin lại ruộng đất đã phải chia và giao cho dân lương các làng khác sử dụng. Đặc biệt, từ đây, đời sống đạo của dân làng dần được hồi sinh, bà con bị phân sáp đang tản mạn từ khắp các nơi khác dần trở về làng đoàn tụ. Trong thời gian ấy, Đức Cha Chiêu bổ nhiệm Cha Phao-lô Cẩm làm chính xứ Vĩnh Trị, Cha xứ cùng giáo dân đoàn kết, chung sức, chung lòng bắt tay vào hồi phục lại giáo xứ.

Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi – nhà thờ chính xứ Vĩnh Trị hiện nay được xây dựng từ năm 1877 đến năm 1896. Nhà thờ được kiến trúc theo kiểu Á Đông với chiều dài 42m, chiều rộng 14m, chiều cao 10m, tổng diện tích là 574m2. Tháp giữa cao 15m, có 3 đại tự “Thánh Mẫu Điện”: Đền thờ Mẹ Thiên Chúa. Các tháp 2 bên thấp dần; bên phải có ba đại tự “Đảo Tất Thông”; bên trái có ba đại tự “Cầu Tất Ứng”- ý nói: xin sẽ được, tìm sẽ thấy, gõ sẽ mở. Lòng nhà thờ có 52 cột lim lớn, chu vi 1m40, được đặt trên tảng đá cổ bồng 16 cột, cao 7,5m; Nhà thờ gồm 9 gian, 4 mái: Gian cung thánh, bàn thờ chạm trổ công phu, mỹ thuật; ba cánh cửa chính được chạm rất tinh vi sắc sảo; câu đầu gian thứ ba áp gian cung thánh có dòng Hán tự: Ngày 25 tháng 8 năm Thành Thái thứ Tám Bính Thân, câu đầu gian tiếp dưới có dòng Hán tự: Thiên Chúa Giáng Sinh 1896 năm. Dọc 2 bên và sân trước nhà thờ, bậc lên xuống được ghép bằng đá thước. Tổng thể nhà thờ rất giống khuôn mẫu nhà thờ Phát Diệm mà cụ Sáu xây dựng. Ngày 19/03/1995, lễ Thánh Giu-se. Đức Hồng Y Giu-se Phạm Đình Tụng cùng linh mục đoàn đã dâng thánh lễ trọng thể, khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ. Ngày 26/04/2005, Đức Tổng Giu-se Ngô Quang Kiệt dâng Thánh lễ Cung Hiến nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi.

Sau một thời gian phục hồi, giáo xứ có những bước phát triển rất mau lẹ, số giáo dân tăng lên không ngừng. Giáo xứ mẹ Vĩnh Trị lần lượt khai sinh các giáo xứ mới: giáo xứ Trung Đồng được tách ra khoảng 1880, giáo xứ Vỉ Nhuế (Kẻ Nấp) được tách ra 1907, giáo xứ Thôi Ngôi được tách ra năm 2006.

Hạt giống Tử Đạo cũng làm trổ sinh nơi đây nhiều ơn gọi dâng hiến với 14 linh mục, 18 nữ tu và nhiều chủng sinh. Đặc biệt đây cũng là quê hương của Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – nguyên Giám mục Phát Diệm.

Với tất cả những giá trị lịch sử như vậy, giáo xứ Vĩnh Trị được chọn làm nơi hành hương của Tổng Giáo phận trong Năm Thánh 2010 này. Đó là nơi để mọi thành phần dân Chúa tưởng nhớ công đức và gương sáng các bậc tổ tiên, cảm nghiệm được tình Chúa quan phòng yêu thương và từ đó làm sống dậy nhiệt huyết tông đồ với đức tin kiên trung.

Nguồn: Sưu tầm

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Nhà thờ cùng khu vực

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong