Nhà thờ Giáo Xứ Vườn Chuối

199/40/41 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, Quận 3, Hồ Chí Minh

Nhà thờ Giáo Xứ Vườn Chuối

199/40/41 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, Quận 3, Hồ Chí Minh

Giờ lễ

  • Chúa nhật: 06:00, 08:00, 15:30, 17:30
  • Ngày thường: 17:30

Thông tin giáo xứ

  • Giáo hạt Sài Gòn Chợ Quán
  • Giáo phận TP.HCM
  • Năm thành lập 1956
  • Bỗn mạng Đức Mẹ Hòa Bình
  • Điện thoại 38 344 969
  • Website http://gxvuonchuoi.net
  • Email ntvuonchuoi@Gmail.com

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

Giờ lễ nhà thờ Vườn Chuối

  • Chúa nhật: 06:00, 08:00, 15:30, 17:30
  • Ngày thường: 17:30

I. Lược sử Giáo Xứ Vườn Chuối

Năm 1954-1955, trong số đồng bào di cư từ Bắc vào lập nghiệp ở Sài gòn, có một số giáo hữu đến lập cư tại khu vực chợ Vườn Chuối, nay thuộc Phường 4 Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, các tín hữu thường đi lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Huyện Sĩ – Chợ Đũi. Theo lịch Địa phận Sàigòn 1956, Chợ Đũi là một trong 21 nhà thờ có linh mục, trước khi thành lập các giáo xứ di cư.

Sau một thời gian, một số phụ huynh nhận thấy con cái mình gặp trở ngại trong việc di chuyển và thiếu sót trong việc học giáo lý xưng tội rước lễ… nên giáo dân ước ao được sinh hoạt phượng tự gần nơi cư ngụ của mình hơn . Làm thế nào cho khát vọng chính đáng nầy trở nên hiện thực ?

Trước hết, cần họp mặt nhau để cầu nguyện và xây dựng. Một số gia trưởng trong đó có các ông Gioan Trần Hữu Bích (+), Nguyễn Văn Ngọ, Nguyễn Văn Điều, Vũ Văn Dực (+), Vũ Quốc Tuân (+), Phạm Vĩnh Tuy, Trần Duy Hùng (+), Nguyễn Văn Hải (+), Trương Văn Giáo, Giuse Maria Trần Kim Phát tìm cách liên lạc các giáo hữu di cư ngụ tại khu vực chợ Vườn chuối – Cao Thắng. Sự qui tụ đầu tiên diễn ra trong tháng Mân côi năm 1955. Nhà cụ Gioan Trần Hữu Bích, số 404/77 Nguyễn Đình Chiểu [trước là Phan Đình Phùng] là địa điểm hội họp đầu tiên. Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được rước đi từng gia đình để mời gọi các tín hữu hiệp thông trong kinh nguyện dưới sự đùm bọc của Đức Mẹ. Sau một ngày lao động, các gia đình luân phiên nhau đón Đức Mẹ vào mỗi tối để cùng Mẹ ca tụng Chúa và cầu xin Chúa đáp ứng những nhu cầu của đời sống thường nhật. Chính Mẹ Maria đã liên kết những người con của Mẹ lại với nhau để dẫn đến Chúa Kitô. Nhờ đó, giáo dân ngày càng gắn bó mật thiết với nhau và với Chúa hơn. Hiệp nhất trong kinh nguyện, đồng tâm trong ý muốn xây dựng nơi thờ phượng Thiên Chúa, dù đời sống vật chất còn chật vật, các giáo dân đã chung góp tài chánh và làm đơn xin Cha sở Chợ Đũi Carôlô Lê Văn Nhơn cho mua một căn nhà làm nhà nguyện.

Sau một thời gian cứu xét, năm 1956, Cha Sở nhà thờ Chợ Đũi đồng ý và giúp đỡ mua nhà để làm nhà nguyện cho bổn đạo. Căn nhà nhỏ đầu tiên ấy là một phần của nhà nguyện hiện nay. Bấy giờ, chỉ là một mái nhà tranh đơn sơ được chống đỡ trên các cây cột gỗ, giữa những ngỏ hẻm sình lầy. Những khi trời mưa, giáo dân phải che dù, mặc áo mưa tham dự Thánh Lễ.

Ngày 14 tháng 3 năm 1957, Cha Sở mua tiếp căn nhà số 202 xóm Phú Thạnh đường Phan Đình Phùng cũ, thuộc quyền sở hữu của bà Phùng Thị Hưởng. Diện tích nhà nguyện ban đầu được nới rộng thêm 5m x 10m= 50m2 . Đây chính là 1/2 gian nhà hội hiện nay, với cửa chính hướng về hẻm 205 CMT8.

Họ Đạo nhận Đức Mẹ Hòa Bình làm danh hiệu và mừng bổn mạng vào ngày 1/1 hàng năm.

II. Đặc điểm

1. Cộng đoàn nhỏ

Diện tích khiêm tốn của nhà thờ tạo nên khung cảnh gia đình. Hơn nữa, thành viên của Ban Hành Giáo và các đoàn thể tông đồ trong Họ Đạo thường có quan hệ huyết thống hay bằng hữu. Quan hệ thân hữu này tạo nên sự gắn bó trong đời thường cũng như trong sinh hoạt đạo giữa giáo dân.

Việc lần hạt liên gia có từ thưở sơ sinh của Họ Đạo và tái lập từ năm 10.1993 được gọi là “Tháng cầu nguyện với Mẹ” và tiếp tục thêm trong “tháng hoa” (5.1996), đã tạo nên sự liên đới và hiểu biết giữa các gia đình hơn.

Tuy chỉ là một giáo họ nhỏ bé, nhưng ngay từ 1958, giáo dân Vườn Chuối đã được Đức Giám mục ưu ái như Cha hiền chăm lo cho đứa con út. Bảy Đức Giám mục đã đến ban bí tích Thêm sức tại nhà thờ Vườn Chuối : Simon – Hòa Nguyễn Văn Hiền, Phaolô Nguyễn Văn Bình, P.X Trần Thanh Khâm, Antôn Nguyễn Văn Thiện, Anrê Nguyễn Văn Nam, Louis Phạm Văn Nẩm và Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

Đặc biệt, Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình thường đến với đoàn chiên bé nhỏ này vào dịp bổn mạng. Lần thứ 10 cũng là dịp sau cùng, đoàn con Vườn Chuối được đón tiếp Đức Cha kính yêu của giáo phận là ngày 31.12.1992, vọng lễ bổn mạng họ đạo.

2. Cộng đoàn mở

Mở rộng lòng quan tâm đến những người “phận nhỏ”. Ngoài việc chia sẻ vật chất vào Tuần Thánh và dịp Tết dân tộc của người lớn, một số bạn trẻ đến với những người bất hạnh tại địa phương và vài nơi khác.

Thánh lễ dành cho bệnh nhân hàng năm, các cuộc thăm viếng người neo đơn, già yếu, các gia đình có “vấn đề” không phân biệt tôn giáo cũng là những cố gắng để “đem niềm vui đến chốn ưu sầu” và tìm gặp Chúa Giêsu trong những người nghèo.

Mở cửa đón tiếp linh mục triều lẫn dòng đến dâng Thánh Lễ và các bạn trẻ thuộc các giáo xứ đến sinh hoạt. Nhờ đó, đời sống Đức Tin được phong phú hóa.

Mở lời đối thoại với tôn giáo bạn trong tinh thần đại kết liên tôn: Thầy Thích Thiện Bảo, chùa Nguyên Hương và thầy Thích Thuần Nhuận, chùa Phật Đà đã đến chia sẻ trong buổi sinh hoạt “Ca ngợi lòng nhân ái” tại nhà thờ. Việc thăm viếng các vị hữu trách đình, chùa, miếu, nhà thờ Tin Lành và các gia đình hàng xóm trong dịp Tết Nguyên Đán đã dần dần thiết lập mối quan hệ đối thoại – huynh đệ liên tôn.

3. Cộng đoàn được mời gọi Phúc Âm hóa

a. Dân cư Phường 4 phần lớn thuộc thành phần tiểu thương hoặc lao động chân tay, cộng thêm khoảng 6.000 người di dân từ các tỉnh đến trọ học hay tìm kế sinh nhai. Có nhiều lớp học thêm trong các khu xóm, đang khi một số thiếu niên khác lại phải bỏ học khi chưa lên cấp III. Tệ nạn xã hội vẫn còn rải rác đó đây. Hiện trạng này chứng tỏ lời mời gọi: “Hãy loan báo Tin Mừng” của Chúa Kitô trở nên khẩn thiết hơn trong hiện tại.

b. Khác với bầu khí của một xứ đạo toàn tòng, do ảnh hưởng của môi trường sống và nhu cầu mưu sinh, việc học thêm văn hóa xem ra dễ được ưu tiên hơn việc học giáo lý trong một thời gian dài. Hơn nữa, mặt bằng hạn chế của Giáo xứ buộc nhiều lớp giáo lý phải học chung trong nhà thờ cũng như các phòng lớp mà nhà dòng Trinh Vương cho mượn buổi sáng Chúa nhật. Vì vậy, công cuộc giáo dục đức tin và đời sống đạo gặp không ít khó khăn và trở ngại. Giáo dân rất mong mỏi có thêm phòng lớp cho việc dạy giáo lý được thuận lợi hơn.

c. Chỉ là một đoàn chiên bé nhỏ giữa một địa bàn (Phường 4, Quận 3 có 24.000 dân) mà đa số dân cư chưa biết đến Chúa Kitô. Chính mỗi Kitô hữu trong Họ Đạo cần được tân – Phúc Âm hóa để có thể “làm men trong bột” và lan tỏa “hương thơm của Chúa Kitô “ cho đời.

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Nhà thờ cùng khu vực

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong