Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)
1- THỜI SƠ KHAI
Xóm Cầu Ké nằm trong làng Vĩnh Điềm, một làng cổ đã có cuối thế kỷ 18, lúc bấy giờ là phủ Diên Khánh.
Năm 1831 trong cuộc cải cách hành chánh, vua Minh Mạng đã đổi tên xã Vĩnh An thành xã Vĩnh Điềm, làng Tây An thành thôn Vĩnh Điềm Thượng, làng Trung An thành thôn Vĩnh Điềm Trung, làng Đông An thành thôn Vĩnh Điềm Hạ.
Địa danh Họ Cầu Ké đã có trong bản đồ của Đức Giám Mục Taberd năm 1838. Họ Cầu Ké là một trong ba họ thuộc tỉnh Khánh Hòa không thay đổi tên cho đến nay.
Họ Cầu Ké là một làng Công giáo được khai sinh do “làn sóng di cư” lớn lần thứ hai của người từ phía Bắc vào Khánh Hòa. Đây là một cuộc di cư tự phát nhưng ồ ạt giữa thế kỷ XIX từ một hoàn cảnh lịch sử xã hội và Giáo Hội rất đặc biệt. Do chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, những người tín hữu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã vượt đèo Cả tìm chốn nương thân. Lớp sóng người này thường đi theo từng dòng họ, vì thế đã lập nên làng Công Giáo. Năm 1843, họ Cầu Ké với trên 45 tín hữu, đã có mặt trong số 11 họ đạo của tỉnh Khánh Hòa.
Theo lời kể của những bậc tiên chí người lương cũng như người công giáo trong làng, thì những người lương tại Thôn Vĩnh Điềm Thương và thôn Đồng Nhơn đa phần là bà con thân thích với những người Công giáo họ Cầu Ké. Tất cả đều thuộc lớp người di cư từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào định cư lập nghiệp tại xã Vĩnh Điềm. Vì thế, trong thời Tự Đức, Cần Vương và Vân Thân bách đạo, chính những người lương dân đã cưu mang và cấp dưỡng lương thực thuốc men cho người Công giáo chạy trốn cơn bắt đạo trên núi sâu hoặc ven núi Hòn Chuông.
Hiện nay trên mảnh đất gần Nhà thờ Cầu Ké của bà Trần thị Xuân Liễu, là góa phụ của Ông Nguyễn Tốt, một dòng tộc đã sống lâu đời tại Họ Cầu Ké, vẫn còn 4 huyệt mộ tử đạo. Tương truyền rằng, vào thời bách đạo cuối cùng của Văn Thân, khi quân lính truy lùng và bắt được 4 người Công giáo trên núi Hòn Chuông, lôi về và giết chết tại Cầu Móng, cách ga Phú Vinh khoảng 300 mét. Những lương dân thân thích trong làng đã vớt 4 xác chứng nhân đức tin chôn trên mảnh đất cạnh nhà thờ Cầu Ké.
2. HẬU BÁN THẾ KỶ XIX
Vào thời hậu Cần Vương và hậu Văn Thân, họ Cầu Ké có thêm một lớp tín hữu từ Giáo xứ Chợ Mới đến lập nghiệp. Năm 1895, cha sở Bình Cang, lúc bấy giờ là Cố Ngoan đã cho làm một nhà nguyện đầu tiên bên dòng sông Quán Trường, cạnh chiếc cầu bắt ngang dòng sông để thông thương giữa xóm Cầu Ké ra đường Quốc lộ 1, thì ngay đầu chiếc cầu này có một cây ké cổ thụ, nên chiếc cầu cũng như khu xóm bên trong chiếc cầu được gọi là Cầu Ké.
Việc Cố sở Bình Cang xây Nhà thờ cho họ Cầu Ké, chứng tỏ họ Cầu Ké là một họ nhánh của họ chính Bình Cang. Cho nên các Cha sở họ chính Bình Cang quản nhiệm họ Cầu Ké.
3. THẾ KỶ XX
– Đầu thế kỷ 20, những người lao công Công Giáo xây dựng đường sắt Sài Gòn – Nha Trang ( 1901 – 1913) đã đến định cư tại Cầu Ké.
– Năm 1919, Cố Bình cho xây dựng một ngôi nhà thờ mới trên mảnh đất của ông cố Phaolô Nguyễn Hữu Khánh dâng cúng. Ngôi nhà thờ khá khang trang, nền móng bằng đá, tường gạch, mái ngói âm dương, cách ngôi Nhà thờ cũ 500 mét. Chính ngôi Nhà thờ này vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay sau 2 lần tôn tạo.
– Năm 1928, Cố Ernest Garrigues Liêm cho tôn tạo lại ngôi nhà nguyện Cầu Ké, và thêm hành lang 2 bên.
– Năm 1954, có một số gia đình Công Giáo từ Bắc di cư đến ngụ trên địa bàn họ Cầu Ké.
– Trong chiến tranh, giáo dân Cầu Ké đã ra đi tha phương cầu thực và chỉ còn lại một số ít gia đình Công Giáo sinh sống tại quê hương Cầu Ké.
– Sau 1975, giáo dân Cầu Ké lần lượt trở về. Cùng với những giáo dân gốc hồi hương, còn có một số ít từ các vùng khác đến định cư trên địa bàn họ Cầu Ké.
– Năm 1987, Cha Louis Lê văn Sinh đã cho thay mái ngói âm dương bằng ngói móc và quét vôi lại phần cung thánh nhà thờ.
– Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị ( 1990 – 1994) : làm phó xứ Bình Cang và đặc trách Giáo họ Cầu Ké thì đời sống mục vụ và sinh hoạt của Giáo họ Cầu Ké được khởi sắc hoàn toàn.
– Năm 1991, Cha Nguyễn Hùng Vị trùng tu và tôn tạo nhà thờ Cầu Ké: Xây phòng thánh rộng với hai công dụng: phòng mặc áo và phòng nghĩ ngơi cho linh mục khách. Xây cung thánh và hai cánh hông dành cho ca đoàn và các em thiếu nhi vào các dịp lễ lớn. Xây bọc hành lang để nới rộng mặt bằng nhà thờ.
– Ngày 1-8-1995 cha Phêrô Hồ Mạnh Tín nhận bài sai về làm Cha phó Bình Cang, quản nhiệm giáo họ Cầu Ké. Ngày 25-8-1995, Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín rời giáo xứ Bình Cang để sống giữa đoàn chiên giáo họ Cầu Ké. Đây là vị linh mục đầu tiên trực tiếp coi sóc giáo họ Cầu Ké.
4. NÂNG LÊN HÀNG GIÁO XỨ
Ngày 26-5-2002 Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nho – Giám mục phó giáo phận Nha Trang, nâng giáo họ Cầu Ké lên hàng giáo xứ và linh mục Phêrô Hồ Mạnh Tín trở thành cha sở tiên khởi của giáo xứ.
Trong thời gian quản nhiệm và làm Cha sở, Cha Phêrô đã hết lòng củng cố và phát triển Giáo xứ về mọi phương diện. Ngài đã xây dựng cơ sở vật chất:
Và chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà thờ trong tương lai, Cha sở và giáo dân mua miếng đất rộng 240 m2 nối dài khung viên Nhà thờ, và đá chẻ cho nền móng Nhà thờ tương lai.
Ngày 28-10-2007, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục phó Giáo phận Nha Trang, về Giáo xứ Cầu Ké trao nhiệm vụ Quản xứ cho Cha Phaolô Đặng Ngọc Duy, thay Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín.
Cha Quản xứ Phaolô tiếp tục công việc của Cha Cựu Quản xứ Phêrô. Đồng thời, Cha Phaolô cũng tạo điều kiện để các Thầy Đại Chủng Viện tới thực tập và học hỏi mục vụ tại Giáo xứ. Đây cũng là lần đầu tiên Giáo xứ có sự hiện diện của quý Thầy. Các Thầy giúp Cha xứ trao Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ, và những người gìa nua bệnh tật; dạy giáo lý và âm nhạc.
Công việc Cha Phaolô thực hiện đầu tiên là tạo sự đoàn kết – hiệp nhất trong Giáo xứ và biết yêu mến Thánh lễ. Ngài nhấn mạnh việc học giáo lý cho các em thiếu nhi, qua việc củng cố Ban Giáo lý viên và mời cô Maria Nguyễn thị Phúc, tu hội đời, làm Cố vấn Ban Giáo lý với sự cộng tác của các Thầy Đại Chủng Viện đi mục vụ.
Chúa nhật ngày 14-06-2009, Cha sở và giáo dân thay ngói nhà thờ và tu sửa tường cung thánh. Chúa nhật ngày 23-09-2009, Đức Cha Phaolô về Giáo xứ dâng lễ Tạ ơn 50 năm linh mục của Ngài, đồng thời ban Bí tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi, các anh chị tân tòng và một số em được rước lễ lần đầu. Nhân dịp này. Đức Cha Phaolô làm phép ảnh tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse.
Để mừng Đại lễ Phục Sinh 2010, thứ hai ngày 15-03-2010, nới rộng cung thánh và Chúa Nhật lễ Lá 2010 làm phép Bàn thờ mới cho kịp cử hành Tuần Thánh.
Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới
Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!
Compare listings
So sánhVui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.