Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)
Gíao điểm Cần Giờ
Mảnh đất lịch sử, cửa biến sầm uất này hiện nay là một huyện của thành phố Hồ Chí Minh, kể từ 1978, diện tích 691,2 km2. Một vùng chằng chịt sông rạch, lá phổi của Saigon với những khu rừng Sác ngập mặn. Dân số khoảng 65.000 người sống rải rác trong 7 xã với những nghề nghiệp làm thuê làm mướn, mò cua bắt ốc, đánh bắt cá ven bờ. Đa số nghèo khổ, mức thu nhập thấp, thiếu rất nhiều phương tiện giao thông, giáo dục, y tế, điện, nước, bị thiệt thòi về mọi phương diện tinh thần, vật chất và cả tâm linh nữa.
Đã từng là cứ điểm cho nhiều cuộc kháng chiến, nơi đây đã gánh chịu nhiều nhũng nhiễu do chiến tranh gây nên, sinh hoạt tôn giáo gặp nhiều trở ngại và không thuận lợi.
Việc truyền giáo tại Cần Giờ đã khởi sự từ đầu thế kỷ 20. Một vài Linh Mục thừa sai và Việt Nam từ Vũng Tầu đã đến đây và mấy nhà thờ nhỏ được xây dựng: Thạnh Thới năm 1907, Đồng Hòa năm 1925, An Thanh (An Thới Đông) năm 1930, Nhưng các nhà thờ đã bị chiến tranh tàn phá năm 1945. Số giáo hữu ít oi không được coi sóc nâng đỡ, do đó Cộng đoằn Tín hữu Cần Giờ coi như không còn gì.
Mãi đến năm 1969, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã gửi Linh Mục và tu sĩ đến làm việc mục vụ và truyền giáo. Ủy Ban Truyền Bá Phúc Âm tái tục công việc Truyền giáo.
Dòng Chúa Cứu Thế tại Cần Giờ : 1971
Năm 1971, Đức TGM Saigon, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình đã xin Dòng Chúa Cứu Thế đến lo việc mục vụ và truyền giáo tại Cần Giờ mà trung tâm là Cần Thạnh.
Ngày 21 – 5 – 1971, cha PHAOLÔ TRẦN VĂN LƯỢNG và thầy HILARIO ĐINH VĂN THẢO được sai đến với sứ mệnh truyền giáo và lập Dòng Chúa Cứu Thế tại đậy. Một ngôi nhà thờ nhỏ lợp tôn được xây dựng. Một ký nhi viện nuôi các trẻ em nghèo được thành lập.
Sau 1975, các cơ sở vừa mới tái sinh tại An Nghĩa, Tam Thôn Hiệp với nhà thờ, trường học bị trưng dụng. Số giáo dân còn lại khoảng 70 người về định cư tại ấp Trần Hưng Đạo.
Cha Phaolô Lượng qua đời ngày 8 – 12 – 1984. Thầy GIUSE PHẠM KIM ĐIỆP, tiếp tục phục vụ ở đây. Thầy chịu chức Linh MuÏc ngày 15 tháng 8 -1975. Buổi đầu cha Điệp gặp nhiều khó khăn dễ hiểu khi đất nước vừa được thống nhất. Từ những công việc mục vụ âm thầm đến những bước mở mang về mặt tôn giáo, xã hội, sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế ngày càng sáng rạng. Cha đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người nhờ Hợp tác xã chế biến hải sản năm 1986, giúp đỡ người nghèo với ký túc xá năm 1987, trường khuyết tật năm 1993, nhà dưỡng lão năm 1994, cơ sở dậy nghề năm 1996.
Việc mục vụ và truyền giáo được thúc đẩy tại Đồng Hòa năm 1989, An Thới Đông năm 1999.
Cộng đoàn Cần Giờ đã có thêm nhân sự. Ngoài cha Kim Điệp chánh xứ phụ trách Giáo điểm và thầy Thảo luôn nêu gương cần mẫn khiêm tốn khi phục vụ trong ngành vệ sinh môi trường, đã có thêm cha F.X. Nguyễn Hữu Hòa phụ trách giáo điểm Đồng Hòa. Cha Têphanô Chân Tín về đây do lệnh nhà nước đã nên như ngọn gió mới thúc đẩy nhiều họat động từ thập niên 90. Nay, mặc dầu đã về lại Saigon, nhưng cha vẫn không mỏi mệt bám sát công việc truyền giáo tại đây, đồng thời vơi uy tín sẵn có cha đã đưa thêm sức sống cho mọi hoạt động xã hội và bác ái.
Trước những bước tiến như thế, năm 1998, Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Saigon-TPHCM đã ký văn kiện chính thức trao vùng Truyền giáo Cần Giờ cho Dòng Chúa Cứu Thế.
Hiện nay Dòng Chúa Cứu Thế Cần Giờ là một Cộng đoàn lớn với ba giáo điểm: Cần Thạnh, Đồng Hòa và An Thới Đông, với 7 Linh Mục, một tu sĩ thừa sai và từ tháng 7 -2005 với 21 tập sinh. Cha Fanixicô Assidi Hoàng Minh Đức làm bề trên, cha Phạm Kim Điệp nhận nhiệm vụ phó bề trên và trách nhiệm làm chánh xứ. Còn có các cha G.B. Nguyễn Thanh Bích làm bề trên nhà Tập, cha Đinh Bá Cẩn, Phạm cao Thanh Sơn, Phạm Phú Lộc. Giáo diểm Trần Hưng Đạo, cũng thuộc giáo xứ Cần Giờ nay có cha Hoàng Văn Hinh, Dòng Salésien phụ trách.
Cơ sở của Dòng tại Cần Giờ thì rất thô sơ, toàn là những căn nhà trệt bằng vật liệu nhẹ, nhưng các cơ sở Tôn giáo và xã hội thì còn lớn hơn với 2 Ký túc xá cho sinh viên nghèo tại Cần Thạnh và An Thới Đông, 1 nhà dưỡng lão tại Cần Thạnh, 2 trường khuyết tật tại Cần Thạnh và An Thới Đông, 2 trường dậy nghề tại Cần Thạnh và An Nghĩa, 1 cơ sở sửa chữa và đóng tàu thuyền tại Cần Thạnh, 1 phòng khám bệnh phát thuốc miền phí cho người nghèo.
Gíao điểm An Thới Đông
Trước năm 1993, An Thới Đông không ai có đạo Công giáo. Linh Mục Chân Tín cho biết rằng năm 1993, cha đã rửa tội được một gia đình đầu tiên gồm 13 người: bà cụ, 2 con trai, 2 cô dâu và con cái của họ.
Mầm mống đã được gieo vãi, và từ đó đến 2004, giáo điểm này đã có 420 giáo dân toàn tân tòng và 46 dự tòng. Đạo Công giáo có mặt tại An Hòa, An Bình, An Đông, Lý Nhơn, Rạch Lá, An Nghĩa. Nay số người Công giáo đã lên đến gần 500.
Do đó, An Thới Đông cần có một ngôi nhà thờ làm nơi hội họp, học giáo lý và phụng tự. Một ngôi nhà thờ được khởi công xây dựng và thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà nguyện Điểm Truyền Giáo An Thới Đông được cử hành ngày 27 – 3 – 2004. Nhân dịp này, cha Chân Tín đã kể lại những chặng đường đã qua trong bài phát biểu của ngài:
“ Đầu thập niên 80, một người trong xã thuộc Aáp An Hòa là anh Nguyễn Văn Bạc bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại, anh gặp những người Công giáo tốt. Khi được trả tự do anh đã quyết tâm tìm hiểu đức tin. Anh được giới thiệu đến Dòng Chúa Cứu Thế Saigon. Tại đây cha Bạch Văn Lộc cùng thầy Đỗ Minh Hạo đã nhận giúp anh học giáo lý. Sau đó, các anh chị Legio từ Saigon tới An Thới Đông để chia sẻ, nâng đỡ đời sống Đức tin của anh và tiếp tục dậy giáo lý cho gia đình anh, cho bà mẹ và vợ chồng con cái người em trai của anh, tất cả 13 người. Con đã ban Bí Tích Rửa Tội cho họ vào tháng 6 năm 1993. Sau đó, cùng một hai thầy Dòng Chúa Cứu Thế và một số anh chị em Legio xuống chia sẻ với bà con giáo dân vào mỗi Chúa Nhật hằng tuần. Công việc được phân chia một cách đơn giản. Con thăm hỏi chung mọi người và cử hành phụng vụ tại nhà anh Bạc. Các thầy phụ trách giáo lý dự tòng trong một gia đình khác. Các anh chị Legio thì tới từng gia đình để thăm hỏi, tiếp cận và giúp đỡ mọi chuyện trong chừng mực có thể được.
“ Tới đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc họat động của con và nhóm các anh chị Legio. Từ đó mấy gia đình Công giáo bị theo dõi thường xuyên. Công việc dậy giáo lý và cử hành phụng vụ với phẩm phục tại gia bị nghiêm cấm. Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi cho phép không mang lễ phục dâng lễ. Chuyện học giáo lý cũng vẫn được tiếp tục, số người xin gia nhập dự tòng mỗi ngày mỗi gia tăng. Chính quyền không cho tụ tập đông người thì bà con tụ tập học giáo lý tại các gia đình ngoài Công giáo. Một thời gian sau đến lượt các gia đình này cũng xin theo đạo khi họ nhận ra niềm vui của những người dự tòng và giáo lý tốt đẹp của Chúa. Sự khó dễ của chính quyền lại hóa ra duyên cớ khiến hạt giống đức tin được gieo vãi trên diện tích rộng hơn và số người đón nhận đức tin mỗi ngày một gia tăng”.
Đó là bước đầu của công cuộc Truyền giáo tại An Thới Đông.
Khó khăn xẩy đến khi ngày 8 – 8 – 1999, công an cấm hẳn việc học giáo lý trong xã. Tân tòng và dự tòng phải sang giáo điểm Trần Hưng Đạo, xa 16 km, để được sống đòi hỏi tôn giáo của mình. Ngày Chúa nhật, những người tân tòng không quản ngại khó khăn, lục tục kéo nhau từ 3 giờ sáng đến nhà thờ Trần Hưng Đạo để dự lễ, học giáo lý và sống cộng đồng trong bữa ăn sáng với nhau.
Linh Mục Phạm Kim Điệp đã làm tờ trình gửi Đức Tổng Giám Mục và Ban tôn giáo, đại diện giáo dân xin phải có một nơi thờ phượng tại An Thới Đông và trong khi chờ đợi thì được họp nhau từng cụm gia đình để sinh hoạt tôn giáo. Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi đã giúp đỡ mua một khu đất rộng 4000 m2 và công việc xây dựng bắt đầu với trường khuyết tật và cuối cùng sau hai năm đệ đơn xin thì được phép xây dựng nhà thờ.
Sau những tháng dài xây dựng, qua nhiều khó khăn, ngôi nhà thờ đã được hoàn thành và lễ khánh thành nhà nguyện mang thánh hiệu GIOAN-PHÊRÔ-PHAOLÔ được khánh thành và bàn thờ được cung hiến ngày lễ thánh Gioan Baotixita, 24 – 6 -2006.
Trích : “Lễ khánh thành nhà nguyện An Thới Đông ” (24/6/2006)
Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới
Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!
Compare listings
So sánhVui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.