Trung tâm hành hương Sở Kiện (Nhà Thờ Sở Kiện)

Kiên Khe, Thanh Liêm, Hà Nam, Huyện Thanh Liêm, Hà Nam

Trung tâm hành hương Sở Kiện (Nhà Thờ Sở Kiện)

Kiên Khe, Thanh Liêm, Hà Nam, Huyện Thanh Liêm, Hà Nam

Giờ lễ

  • Thứ bảy: 16:00, 19:30
  • Chúa nhật: 07:30, 16:00, 20:15
  • Ngày thường: Theo thông báo hằng tuần của Giáo Xứ

Thông tin giáo xứ

  • Giáo phận Hà Nội
  • Giáo hạt Phủ Lý
  • Năm thành lập
  • Bỗn mạng Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm (08/12)
  • Email bantruyenthongsokien@gmail.com
  • Website sokien.org

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

Giờ lễ Trung Tâm Hành Hương Sở Kiện (Nhà Thờ Giáo Xứ Sở Kiện/ Kẻ Sở), Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam, Giáo phận Hà Nội.

GIÁO HỌ TRỰC THUỘC:

Lịch sử hình thành

Vương cung thánh đường Sở Kiện (Duomo di Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở) là một nhà thờ Công giáo Rôma tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ cổ kính và to lớn nhất của tổng giáo phận này, từng đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận từ năm 1882 đến 1936 (từ năm 1936 nhà thờ chính tòa chuyển sang Nhà thờ Lớn Hà Nội). Cho đến nay, Sở Kiện là công trình duy nhất ở Việt Nam có khuôn viên được quy hoạch và xây dựng theo kiểu quần thể nhà thờ duomo của Ý.

 

Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Bộ Phụng Tự của Tòa Thánh có sắc phong nâng nhà thờ Sở Kiện thành tiểu vương cung thánh đường mang tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Thánh lễ cung hiến bàn thờ và công bố tước hiệu tiểu vương cung thánh đường diễn ra vào ngày 8 tháng 12 năm 2011 do tổng giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự, có sự hiện diện của tổng giám mục Leopoldo Girelli – đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.

Tên “Sở Kiện” là ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi. Thời xưa, với địa hình hiểm trở, Sở Kiện từng là trung tâm giáo quyền và là nơi ẩn náu của giáo dân và giáo sĩ giáo phận Đàng Ngoài từ năm 1659, giáo phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1858 đến 1892 thời nhà Nguyễn bắt đạo Công giáo

Kiến Trúc

Quần thể Sở Kiện gồm có nhà thờ trung tâm, tòa giám mục và chủng viện. Nhà thờ Sở Kiện theo kiến trúc Gothic, được Giám mục Tông tòa Tây Đàng Ngoài Puginier (tên Việt là Phước) cho khởi công xây dựng vào ngày 23 tháng 10 năm 1877 và hoàn tất vào năm 1882. Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4.000 đến 5.000 người.

Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phương, nhà thờ Sở Kiện cũng có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ lại được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố – Mi – Sol – Đồ, với trọng lượng lần lượt là 2461 kg, 1281kg, 717kg và 318kg, đều được làm phép vào ngày 25 tháng 12 năm 1898. Bên trong nhà thờ còn lưu giữ một cây đàn đại phong cầm cổ trên lầu hát; hài cốt, vải thấm máu của nhiều vị Thánh tử đạo Việt Nam và các dụng cụ mà nhà cầm quyền khi xưa đã xiềng xích, tra tấn các vị này.

Từ năm 1936, tòa giám mục và chủng viện chuyển về Hà Nội và Nhà thờ Lớn được chọn làm nơi đặt ngai Đại diện Tông tòa. Nhà thờ Sở Kiện trở thành nhà thờ giáo xứ, không còn đóng vai trò trung tâm của giáo phận này, không có ai coi sóc thường xuyên nên xuống cấp. Mãi đến năm 1990, nhà thờ Sở Kiện mới được trùng tu lần đầu tiên. Năm 2008, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chỉ định Sở Kiện là Trung tâm Hành hương Các Thánh Tử đạo của Tổng giáo phận Hà Nội.

Nâng Sở Kiện thành Trung tâm Hành hương toàn quốc kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Trong cuộc họp ngày thứ ba của Hội nghị thường niên lần thứ nhất tại Giáo phận Vĩnh Long, thứ Tư, ngày 17/4/2024, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã biểu quyết nâng Sở Kiện thành TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG TOÀN QUỐC KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Đây là một tin vui lớn cho Giáo hội Việt Nam, cách riêng là Tổng Giáo phận (TGP) Hà Nội và Giáo xứ Sở Kiện.

Ngay sau khi nhận được tin, Cha xứ Sở Kiện, Giu-se Phạm Đức Văn đã cho kéo một hồi chuông thật dài, diễn tả niềm vui mừng và tạ ơn.

Trung tâm Hành hương (TTHH) Sở Kiện tọa lạc trên địa bàn thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Nơi đây lưu giữ một bề dày lịch sử thủ phủ một thời của Giáo phận Tây Đàng Ngoài với những phấn đấu tâm huyết của biết bao thế hệ thừa sai, giáo sỹ và giáo dân, làm nên sức sống và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều giáo phận miền Bắc. Đặc biệt, TTHH Sở Kiện được biết đến là nơi lưu giữ nhiều nhất các hài cốt và thánh tích của các Thánh tử đạo Việt Nam. Vì thế, Sở Kiện chính là một trong những nơi linh thiêng và có giá trị lịch sử quan trọng đối với Tổng Giáo phận Hà Nội.

Theo đó, ngày 23/12/2009, Đức nguyên Tổng Giám mục (TGM) Giu-se Ngô Quang Kiệt công nhận Sở Kiện là Trung tâm hành hương cấp giáo phận.

Kế đó, ngày 24/6/2010, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ban Tước hiệu và phẩm vị Tiểu Vương Cung Thánh Đường dâng kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Sở Kiện.

Với lòng mộ mến và tri ân Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 05/4/2024 vừa qua, Đức TGM Giu-se Vũ Văn Thiên dâng Thánh lễ hành hương và làm phép khu đất xây dựng TTHH Sở Kiện, đồng thời quyết định thiết lập Ngày Đại hội Hành hương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của TGP tại Sở Kiện (từ ngày 17-24/11 hàng năm) và các ngày thứ Sáu đầu tháng là ngày hành hương cấp Giáo phận.

Nhờ lời chuyển cầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban cho Giáo hội Việt Nam nói chung và cho TGP Hà Nội nói riêng, được muôn ơn lành cũng như không ngừng phát huy gia sản đức tin mà các ngài đã lưu truyền lại.

Vẻ đẹp vượt thời gian của Vương cung thánh đường Sở Kiện

Vương cung thánh đường Sở Kiện (còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở) là một nhà thờ Công giáo Rôma tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.

 

Tên "Sở Kiện" là ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi.
Tên “Sở Kiện” là ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi.

 

Cho đến nay, Sở Kiện là công trình duy nhất ở Việt Nam có khuôn viên được quy hoạch và xây dựng theo kiểu quần thể nhà thờ Duomo của Ý.
Cho đến nay, Sở Kiện là công trình duy nhất ở Việt Nam có khuôn viên được quy hoạch và xây dựng theo kiểu quần thể nhà thờ Duomo của Ý.

 

Những không gian và góc kiến trúc mang đậm nét cổ điển tại Vương cung thánh đường Sở Kiện
Những không gian và góc kiến trúc mang đậm nét cổ điển tại Vương cung thánh đường Sở Kiện

 

Nhà thờ Sở Kiện được xây theo kiến trúc Gothic kết hợp với nét Á Đông, phần cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam.
Nhà thờ Sở Kiện được xây theo kiến trúc Gothic kết hợp với nét Á Đông, phần cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam.

 

Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố - Mi - Sol - Đồ, trong đó quả chuông to nhất nặng 2.461kg được người dân ở đây gọi là chuông 'Bồng'.
Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố – Mi – Sol – Đồ, trong đó quả chuông to nhất nặng 2.461kg được người dân ở đây gọi là chuông ‘Bồng’.

 

Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4.000 đến 5.000 người. Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún.
Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4.000 đến 5.000 người. Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún.

 

Nơi đây với tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, Tiểu Vương cung thánh đường Sở Kiện vẫn là nơi tổ chức những thánh lễ rất quan trọng của Tổng giáo phần Hà Nội và Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Nơi đây với tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, Tiểu Vương cung thánh đường Sở Kiện vẫn là nơi tổ chức những thánh lễ rất quan trọng của Tổng giáo phần Hà Nội và Hội đồng Giám mục Việt Nam.

 

Trải qua 140 năm, trong khuôn viên nhà thờ Sở Kiện cũng đã có những khu vực bị xuống cấp, chỉ còn lại những bức tường đổ nát. Nhưng đây cũng là một điểm đến check-in thú vị cho khách hành hương khi tham quan tại đây.
Trải qua 140 năm, trong khuôn viên nhà thờ Sở Kiện cũng đã có những khu vực bị xuống cấp, chỉ còn lại những bức tường đổ nát. Nhưng đây cũng là một điểm đến check-in thú vị cho khách hành hương khi tham quan tại đây.

 

Trải qua 140 năm, nhà thờ Sở Kiện vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên được những nét cổ xưa từ thời ông cha đã xây dựng.
Trải qua 140 năm (năm 2023), nhà thờ Sở Kiện vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên được những nét cổ xưa từ thời ông cha đã xây dựng.

 

Trong số khoảng khoảng 5.400 nhà thờ ở Việt Nam, chỉ có 4 nhà thờ được nâng lên bậc "Tiểu Vương cung Thánh đường". Danh hiệu này được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc cổ điển, không gian to lớn, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.
Trong số khoảng khoảng 5.400 nhà thờ ở Việt Nam, chỉ có 4 nhà thờ được nâng lên bậc “Tiểu Vương cung Thánh đường”. Danh hiệu này được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc cổ điển, không gian to lớn, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.

Liên Khương tổng hợp từ nhiều nguồn

Video

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Nhà thờ cùng khu vực

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong