Nhà Thờ Đàn Giản (Kẻ Rùa)

Rùa Hạ, xã Thanh Thuỳ, Huyện Thanh Oai, Hà Nội

Nhà Thờ Đàn Giản (Kẻ Rùa)

Rùa Hạ, xã Thanh Thuỳ, Huyện Thanh Oai, Hà Nội

Giờ lễ

  • Chúa nhật: 07:30, 17:00
  • Thứ bảy: 05:30
  • Ngày thường: Thứ 2: 05:30

Thông tin giáo xứ

  • Giáo phận Hà Nội
  • Giáo hạt Thanh Oai
  • Năm thành lập Khoảng năm 1938
  • Bỗn mạng Đức Mẹ Mân Côi (07/10)

Thông tin giờ lễ nếu không chính xác hoặc có thay đổi rất mong Quý cộng đoàn đóng góp tại form bên dưới (đi tới form)

Thông tin giáo xứ

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Đàn Giản (Kẻ Rùa), Rùa Hạ, xã Thanh Thuỳ, Thanh Oai, Hà nội, Giáo hạt Thanh Oai, Giáo phận Hà Nội.

GIÁO HỌ TRỰC THUỘC:

Lịch sử hình thành Giáo xứ

Nhà thờ Đàn Giản, tên cũ là xứ Kẻ Rùa thuộc xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội. Nhà thờ nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi là quan thày nhưng lễ quan thày lại tổ chức vào ngày 15-8 hàng năm dịp lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Đàn Giản

Theo ghi chép lại thì vào năm 1840, nơi đây đã có một nhà thờ tranh tre, lợp lá nhưng thời cấm đạo dưới triều Nguyễn bị đốt ra tro cả. Nên năm 1870, khi đạo Công giáo được tự do sinh hoạt trở lại, giáo dân trong xứ mới xây một nhà thờ bằng gạch, lợp ngói theo kiểu phương Đông. Nhà thờ dài 30m, rộng 12m, có tháp chuông cao. Nhà thờ có 9 gian và có 2 hàng cột gỗ lim rất to và chắc chắn. Bàn thờ sơn son thiếp vàng rực rỡ. Giáo xứ lúc đó cũng mở một trường dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ cho chừng 100 học sinh kể cả Công giáo và ngoài Công giáo. Giáo xứ cũng lập một nghĩa địa quen gọi là Vườn thánh ở phía tây xóm Thượng với diện tích 2 mẫu Bắc Bộ. Giữa Vườn thánh là nhà nguyện nhỏ dài 10m, rộng 5m để cầu nguyện cho người quá cố trước khi an táng. Trước nhà nguyện có cây Thánh giá bằng đá rất lớn cao 5m, rộng 2m có biển đề năm dựng là 1904.

Đầu thế kỷ XX, Đàn Giản có 9 họ giáo là Họ Rùa, Gia Vinh, Thiên Đông, Bối Khê, Định Quán, Thịnh Long, Trình Xá, Văn Quân và Kim Lan. Năm 1938, họ giáo Trình Xá được nâng lên thành giáo xứ. Năm 1954, giáo dân Đàn Gỉan di cư vào Nam chỉ còn lại ít người nên phải sinh hoạt tôn giáo với xứ La Phù.

Ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng từ năm 1929. Việc đào móng, đóng cọc rất công phu và cẩn thận. Giáo xứ mời ông Đốc Thân- một kỹ sư được học bên Pháp về để chỉ huy. Kinh phí tính ra mất 17.000 đồng bạc Đông Dương, một số tiền rất lớn (vì 1 tấn thóc lúc đó chỉ bán được 14 đồng, cao nhất 17 đồng tức tương đương 17.000 tấn thóc). Trong khi đó, nguồn quyên góp mọi cách 1 năm giáo xứ cũng chỉ thu được 1.000 đồng. Thành ra, ông Đốc Thân cũng tiến hành theo kiểu có tiền đến đâu làm đến đó nên sau 1 năm, công trình phải dừng lại. Năm 1931, có một nhà thầu xây dựng tên là Đặng Quang Xá, người Hà Nam đứng ra nhận xây nhà thờ và thanh toán dần. Một thời gian ông Đặng Quang Xá lại bán công trình cho ông Đặng Văn Biển. Nhưng rồi ông Biển cũng không đủ tiềm lực để hoàn thành dù công trình đã được 90% rồi. Cuối cùng, một nhà buôn ở Hà Nội là Sơn Xuân Hoan, Giám đốc công ty buôn bán Quảng Xương đến cam kết hoàn tất. Đến năm 1939 thì hoàn thành. Lễ khánh thành diễn ra đúng lễ Tro tháng 2/1940. Linh mục Giuse Bính- chính xứ Đàn Giản đã chủ sự lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ. Như vậy, sau đúng 10 năm ngôi nhà thờ mới hoàn thành.

Nhà thờ Đàn Giản có kiến trúc khác lạ so với các nhà thờ Công giáo thời đó. Toàn bộ nhà thờ từ móng, tường, tháp chuông, cột, mái vòm đều được đúc bằng xi măng cốt thép rất chắc chắn (ảnh trên). Sau khi hoàn thành, giáo xứ đã mời các kỹ sư Pháp về kiểm tra chất lượng và mang mẫu đi kiểm nghiệm. Kết quả đánh giá đạt tiêu chuẩn xây dựng của Pháp. Nhà thờ xây trên diện tích 600m2, dài 55m rộng 14m, tháp chuông cao 35m. Nhà thờ chia làm 9 gian trong đó có 5 gian dành cho giáo dân ngồi tham dự thánh lễ. Tháp chuông có 4 tầng. Tầng 1 để ca đoàn, hội kèn phục vụ thánh lễ, Tầng 2 và 3 để treo chuông. Tầng 4 là tum Thánh giá. Sân nhà thờ rộng, thoáng khoảng 1.000m2. Toàn bộ diện tích nhà thờ là 4.812m2. Bàn thờ nhỏ nhắn xinh xắn cũng sơn son thiếp vàng. Trước tiền sảnh là tượng Đức Mẹ quan thày giáo xứ khá đẹp.

Đàn Giản có tục lệ hay là trước đây cứ mùng 7 tháng giêng là làng khai hạ. Sau dân Công giáo tách ra lấy ngày 10 tháng giêng là ngày Hội Lệ để chúc mừng những bậc cao niên trong làng. Từ linh mục, ban hành giáo đến các bậc cao tuổi đều được chúc mừng và nhận những món quà của dân làng cũng như con cháu. Trong buổi lễ, các tiết mục văn nghệ tự biên, tự diễn nhưng rất hấp dẫn người xem

Liên hệ

Điều chỉnh giờ lễ, thông tin giáo xứ hoặc liên hệ vui lòng điền vào thông tin bên dưới

    LỜI KÊU GỌI

    Giờ lễ và các thông tin có thể bị thay đổi hoặc sai hoặc thiếu do đó rất mong quý Tu Sĩ, Anh Chị gởi thông tin về email giothanhle.net@gmail.com để được bồ sung, sữa chửa kịp thời
    ĐẶC BIỆT: Rất mong Anh/Chị góp sức bổ sung giờ lễ các nhà thờ còn thiếu giúp cho giothanhle.net ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện tại mình rất cần các bạn trong các giáo phận, giáo hạt làm Admin trang web để bổ sung, quản lý các nhà thờ còn thiếu, bạn nào nhiệt tình mail mình biết nhé. Trân trọng!

    Nhà thờ cùng khu vực

    Compare listings

    So sánh
    lienkhuong
    • lienkhuong